- Xử lý nợ xấu bằng nguồn tiền nào?
- Bất động sản càng tồn kho, người dân càng thêm lợi
- Bất động sản chỉ mới BẮT ĐẦU VỠ
- Đại gia địa ốc Sỹ Ngàn bị kiện phá sản, vì đâu nên nỗi?
- Địa ốc: Bi kịch sẽ nằm ở nửa cuối năm
- Đáy kinh tế và bến bờ sạt lở
- Bất động sản Hà Nội: Không tránh khỏi áp lực giảm giá
- Canh bạc cuối với bất động sản: Bỏ chạy hay đổ thêm tiền
- Đậu phộng Tân Tân biến mất vì trót dính bất động sản
- Tiền đi đâu, dân có đòi được không?
- Bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp liều!
Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nợ xấu bất động sản chiếm tới 33-35% dư nợ bất động sản
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), báo cáo của các tổ chức tín dụng về diễn biến nợ xấu bất động sản đã phản ánh không đúng với thực tế biến động của thị trường BĐS.
Báo cáo của các tổ chức tín dụng cho rằng, năm 2012, nợ xấu bất động sản tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2011, ở mức 4,7% song lại giảm đáng kể so với 30/06/2012 (6,2%).
Tuy nhiên, theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, kết quả này không phản ánh đúng thực tế biến động của thị trường. Trong bối cảnh thị trường đóng băng kéo dài, nợ xấu bất động sản có thể phải tăng cao hơn.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, chế độ báo cáo và hạch toán của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, ngoài ra số liệu báo cáo có ảnh hưởng bởi Quyết định 780 của NHNN. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến báo cáo của các tổ chức tín dụng phản ánh không đúng tình hình nợ xấu bất động sản.
Theo đánh giá lại của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì, dư nợ bất động sản và và nợ xấu bất động sản thực chất cao hơn nhiều so với số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng.
Trong giai đoạn 2010 -2012, đặc biệt trong các năm 2010 và 2011, nhiều khoản mục mang bản chất tín dụng không được các tổ chức tín dụng hạch toán đúng và đầy đủ. Đó có thể là các khoản tín dụng có rủi ro cao (cho vay bất động sản, chứng khoán) được hạch toán dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư, nợ phải thu.
Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã ứng dụng phương pháp đánh giá lại các khoản mục này kể từ năm 2011 đến nay.
Kết quả là, dư nợ và nợ xấu bất động sản thực chất cao hơn nhiều so với báo cáo của các tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ xấu bất động sản chiếm 33-35% dư nợ bất động sản đánh giá lại.
Để hạn chế thực trạng này, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ hạn chế các khoản đầu tư mang bản chất tín dụng có rủi ro cao, chế độ báo cáo và hạch toán các khoản đầu tư này minh bạch và đúng bản chất hơn./.
Theo VOV
0 comments:
Đăng nhận xét