Do ảnh hưởng
của bão số 6, Hà Nội liên tiếp hứng chịu những trận mưa lớn trong hai
ngày qua, làm ngập lụt hầu khắp các tuyến phố. Đợt ngập lụt này tương
đương với năm 2008.
Trận lụt lịch sử
50.000 một lần đi "đò đêm" trên phố Hà Nội
Mưa lớn, Hà Nội ngập cục bộ
Hà Nội ngập nặng sau cơn mưa lớn
Chùm ảnh Hà Nội ngập nặng sau mưa bão
Nên đọc
Đợt mưa tháng 10/2008 đã làm ngập lụt nghiêm trọng thành phố
Hà Nội và một số tỉnh lân cận, làm chết 17 người cũng như gây thiệt hại không
nhỏ cho giao thông và nông nghiệp.Trong ba ngày, lượng mưa hơn 500 mm đã đo được
tại Hà Nội và tại Hà Đông là hơn 800 mm. Chỉ trong vòng 24 giờ (từ 12Z ngày
30/10 đến 12Z ngày 31/10 lượng mưa đo được tại Hà Đông đã lên tới 514 mm.
Trong cơn mưa lịch sử năm 2008, Hà Nội từng phải tiêu thoát
nước cho khu vực ngoại thành bằng cách xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống thoát
nước Hà Nội thông qua cửa cống Thanh Liệt. Ngoài ra, thủ đô đã phải cầu cứu Hà
Nam để hút bớt nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Lệnh.
Tổng lượng mưa ở khu vực Hà Nội: phổ biến từ 350 – 550 mm,
vượt xa mức kỉ lục mưa 1984 (394 mm). Mưa nặng nhất là các huyện Ứng Hòa: 603
mm, TP Hà Đông: 707 mm, huyện Thanh Oai: 914 mm.
Số điểm úng ngập: 63 điểm úng ngập, ít nhất 23 điểm bị ngập
úng dài từ 100 - 300 mét, ngập sâu.
Đường phố ngập sâu: 63 điểm ngập úng này đều sâu, có ít nhất
gần 30 điểm sâu trên dưới 1 mét nước.
Sau 5 năm, năm 2013
Hà Nội lại tái diễn ngập lụt như năm 2008
Ảnh hưởng bởi bão số 5 và 6 gây mưa lớn dồn dập khiến mực nước
dâng cao tại Hà Nội. Một số tuyến đường lớn đã bị ngập lụt đến cả mét, nước
tràn lênh láng như sông giữa lòng Thủ đô.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 21h
tối 7/8, cơn bão số 6 có tên quốc tế Mangkhut đã đổ bộ vào Nam đồng bằng Bắc Bộ
và Thanh Hóa. Tâm bão nằm giữa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và Nga Sơn, Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa gây mưa to và dông ở nhiều nơi. Sau khi quét dọc vùng ven biển
miền Trung, bão số 6 đã suy yếu và tan dần. Tuy nhiên, theo Trung tâm Dự báo
khí tượng thủy văn TƯ, do ảnh hưởng của bão, Bắc Bộ hứng những trận mưa lớn kéo
dài đến hết ngày 9/8.
Tại Hà Nội, cơn mưa kéo dài từ đêm qua tới sáng nay đã khiến
nhiều tuyến phố bị ngập, cây đổ, giao thông ùn tắc, việc đi lại của người dân gặp
khá nhiều khó khăn.
Tổng lượng mưa sau 2 ngày tại Hà Nội tính đến 6h sáng 9/8 tại
Hồ Tây là 290 mm, Long Biên 297 mm, Vân Hồ 253 mm. Trong khi đó, các hồ điều
hòa đã đầy nên khả năng thoát nước hạn chế.
Úng ngập nặng nhất là các đoạn đường Phạm Hùng, Thái Hà,
Thái Thịnh, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng… với mức độ 0,4 m. Dự kiến các vị trí này
sẽ rút hết nước sau một giờ nếu không tiếp tục xảy ra mưa. Ngoài ra, 22 tuyến đường khác vẫn bị úng ngập
do mưa rả rích từ hôm qua như ngã ba
Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, trước số 1 Liễu Giai, trước 343 Đội Cấn, Trần
Bình, Phan Văn Trường, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Ngọc Lâm, Cầu
Chui, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng…
Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, nước sông
Nhuệ dâng cao có thể tràn vào nội thành gây ngập diện rộng, do vậy lãnh đạo đơn
vị này đang xin ý kiến Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP Hà Nội về khả năng phải
mở đập Thanh Liệt cho một lượng nước nhất định tràn vào nội đô. Như vậy diện ngập
có thể thu hẹp và kiểm soát được.
Dự báo khu vực Hà Nội tiếp tục có mưa vừa, mưa to, vì vậy khả
năng ngập úng tại Hà Nội có thể lại tái diễn.
Một số hình ảnh Hà Nội ngập lụt năm 2008 và 2013.
Năm 2008, người dân phải dùng thuyền để lưu thông trên đường.
Năm 2013, phải mất 50.000 đồng để được lên xe cải tiến hoặc xe bè để về nhà
Tại bến xe Mỹ Đình
Năm 2008, mưa cục bộ tại Hà Nội gây ngập úng quanh bến xe
Năm 2013, khu vực quanh bế xe Mỹ Đình nước vẫn ngập như sông
Tại tuyến phố Thái Hà
Năm 2008, Ngã tư Láng Hạ, Thái Hà trở thành điểm tập kết xe ôtô chờ nước rút. Ảnh chụp lúc 2h30h ngày 1/11.
Năm 2013, Nước vẫn tràn bờ đoạn sông nước thải trên phố Thái Hà.
Năm 2008, rất nhiều xe máy chết máy giữa đoạn nước ngập và phải nhờ sự giúp đỡ.
Năm 2013 tại tuyến đường gần khu Mễ Trì người dân bơi trên sông
0 comments:
Đăng nhận xét